Một số người mỗi khi bắt đầu làm việc gì cũng đều lo rằng “bây giờ đã quá muộn chưa?”, mặc dù cái định nghĩa thế nào là “quá muộn” thì lại rất mơ hồ. Giống như việc bạn muốn bắt đầu kinh doanh trên Shopee nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu vậy.
Bạn có biết khi đã 65 tuổi, là cái tuổi mà mọi người đều đã hoặc muốn nghỉ hưu, thì ông Harland David mới bắt đầu tạo nên thương hiệu gà rán KFC. Ông Joe Biden đến năm 78 tuổi mới trở thành Tổng thống Mỹ. Nếu họ đều sợ quá muộn, chắc chắn họ chẳng bao giờ có được những thành tựu đó.
Cho nên, bạn không cần phải ước những điều như “ước gì mình làm sớm hơn vài năm”, “giá như mình kinh doanh trên Shopee sớm được vài năm là giờ ngon lành rồi”… Mỗi người có điểm khởi đầu và tốc độ của riêng mình, và nói cho cùng, “thà muộn còn hơn không bao giờ”.
Hoặc bạn có thể nghĩ một cách tích cực thế này: Mình đi sau thì càng dễ học hỏi ý tưởng kinh doanh của người đi trước. Việc của mình là cố gắng dành thời gian đi góp nhặt thông tin từ tất cả những shop đi trước mà chung ngành hàng với mình để xem họ đã làm những gì, có gì hay, có gì chưa hợp lý, rồi đi xem cả những thương hiệu lớn xem cách họ đưa sản phẩm đến người tiêu dùng ra sao. Từ những kiến thức và kinh nghiệm đó, bạn có thể tạo ra cái riêng của mình, theo cách phù hợp nhất với mình.
Kinh doanh trên Shopee “Cá nhanh nuốt cá lớn”
Trải qua thời kỳ Covid và sau đó là suy thoái kinh tế, đã khiến cho tất cả các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ, gần như trở về cùng một xuất phát điểm.
Điều này dẫn đến một xu hướng cạnh tranh là “cá nhanh nuốt cá lớn” thay vì “cá lớn nuốt cá bé”. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chuyển đổi số rất nhanh, nhưng đó cũng là áp lực đối với các doanh nghiệp lớn nếu họ không đuổi kịp.
Một số gian hàng kinh doanh trên Shopee ngộ nhận là mình là một trong số những người đầu tiên bán hàng trên sàn, bây giờ shop lớn rồi, sản phẩm xếp Top rồi và thế là không chịu cập nhập kiến thức, không livestream, không cần chạy quảng cáo. Kết quả là họ đã bị tụt hạng, bị mất TOP và doanh số giảm đi rất nhiều.
Những thuật toán, tính năng của sàn thay đổi một cách chóng mặt. Những gì phù hợp với quá khứ không còn chắc là sẽ phù hợp trong hiện tại và tương lai nữa.
Theo thống kê thì hơn 90% những gian hàng Top 1 Shopee hiện nay đều là những gian hàng phát triển trong khoảng 1-2 năm trở lại đây chứ không phải là 3-4 năm trước, từ những ngày đầu tiên.
Hiểu luật chơi trên sàn để luôn giành chiến thắng
Cuộc đời là một chuỗi những trò chơi, bạn đã biết cách chơi game và thắng chưa?
Khi tham gia bất cứ cuộc chơi nào, điều đầu tiên là bạn phải hiểu luật chơi. Bạn phải biết thế nào là không bị phạm luật, như thế nào thì sẽ giành chiến thắng. Rồi sau đó mới tính đến chiến lược để thắng.
Bán hàng trên Shopee cũng vậy.
Muốn giành chiến thắng trên sàn thì đầu tiên, chúng ta cũng cần phải hiểu luật chơi.
Chẳng hạn như:
- Đọc kỹ các điều khoản, quy định bán hàng, chính sách bảo mật của Shopee để không vi phạm luật.
- Bạn cần lưu ý về một trong những lỗi bạn có thể dễ dàng mắc phải trên Shopee mà sẽ bị Shopee xóa tài khoản vĩnh viễn luôn, đó là đặt đơn hàng ảo, lạm dụng chi phí vận chuyển, mã giảm giá Shopee…
- Hay việc bạn ăn nói thô tục, chửi bậy với khách hàng cũng có thể khiến tài khoản bị khóa vĩnh viễn.
Vì vậy hãy đọc thật kỹ để chuẩn bị cho mình những nền tảng kiến thức chính quy, chuẩn nhất trước khi bắt tay vào bán hàng trên sàn Shopee hay bất cứ sàn TMĐT nào nhé.
>>> Trọn bộ Shopee/Lazada template có sẵn cho bạn trang trí shop
>>>Video hướng dẫn tự thiết kế mẫu template trang trí Shopee/Lazada