Bứt phá bán hàng trên sàn Shopee, Lazada so với Facebook

Hiện nay, việc bán hàng online trên Facebook và sàn TMĐT đều đang rất phổ biến. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng kênh để giúp bạn có thể lựa chọn kênh bán hàng phù hợp nhất.

1. Trước bán hàng trên sàn Shopee, Lazada

Điểm đột phá ở giai đoạn trước bán hàng đó là so với Facebook thì việc bán hàng trên sàn TMĐT dễ thao tác hơn rất nhiều, từ xây dựng gian hàng đến vận hành gian hàng.

Khi bán hàng trên Facebook, bạn phải tạo một tài khoản Facebook, sau đó chăm sóc cho tài khoản này trở thành tài khoản uy tín thì khách hàng mới vào mua hàng của bạn. Quy trình xây dựng một tài khoản Facebook uy tín cực kỳ mất thời gian, công sức, và đôi khi là cả tiền của. Nhưng bán hàng trên sàn TMĐT như Shopee chẳng hạn, thì hoàn toàn khác. Bạn chỉ cần tạo một tài khoản Shopee, đăng sản phẩm đang bán lên là có người vào mua rồi.

Về vấn đề đăng bài, khi bán hàng trên Facebook, bạn cần đăng nhiều status trong ngày thì thông điệp của bạn mới hiện trên tường của khách, hay nói cách khác là việc đăng sản phẩm phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Còn khi bán hàng trên sàn TMĐT Shopee, Lazada,… bạn chỉ cần đăng sản phẩm một lần, hình ảnh và các thông tin khác về sản phẩm sẽ được lưu trữ như trên một website bán hàng thông thường. Như vậy, bạn sẽ tiết kiện được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí nhân viên.

2. Trong bán hàng trên sàn Shopee, Lazada

Điểm đột phá đầu tiên trong giai đoạn này là khâu tư vấn mua hàng.

Trên Facebook, khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn, sau đó nhắn tin, gọi điện hỏi rất nhiều thông tin về sản phẩm, đôi khi còn trả giá. thời gian chốt đơn khi bán hàng trên Facebook khá lâu, đồng nghĩa với việc chi phí cho khâu chốt đơn này rất cao (chi phí nhân viên).

Đối với sàn TMĐT, thông tin sản phẩm được đăng tải đầy đủ một lần, từ hình ảnh đến kích thước, màu sắc,… Khi có đầy đủ thông tin, khách hàng quyết định mua hàng rất nhanh, và điều quan trọng nhất là Người bán không mất nhiều thời gian cho khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng trước thời điểm khách hàng quyết định mua.

Đột phá thứ 2 ở giai đoạn trong bán hàng đến từ đội ngũ hỗ trợ của các nền tảng bán hàng.

Đội ngũ hỗ trợ của các sàn TMĐT hiện nay đa phần đều hoạt động 24/24, và quan trọng nhất là các sàn đó đều có trụ sở tại Việt Nam. Mọi thắc mắc, từ việc tạo gian hàng đến các vấn đề liên quan trong quá trình bán hàng, người bán đều được hỗ trợ nhanh chóng.

Ví dụ với Shopee, bạn chỉ cần gọi đến tổng đài 1900 1221 vào bất kể thời gian nào trong ngày cũng đều có nhân viên hỗ trợ bạn chu đáo, nhiệt tình. Bán hàng trên Facebook thì bạn không được hỗ trợ nhanh như vậy vì Facebook không có trụ sở tại Việt Nam nên trong nhiều vấn đề, bạn rất khó được hỗ trợ.

3. Vận chuyển trên sàn Shopee, Lazada

Khi bán hàng trên sàn TMĐT, cả người bán và người mua đều được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách vận chuyển.

Trên Facebook, người bán phải tự làm việc với một hay nhiều bên vận chuyển để gửi sản phẩm tới khách hàng. Nếu bạn có hàng trăm đơn mỗi ngày, bạn sẽ cần một kế toán theo dõi đơn hàng, đối soát tiền COD cho bạn, nếu không thì sót đơn hàng, thất thoát tiền là chuyện bình thường. Nhưng khi bán hàng trên Shopee, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề thanh toán. Không những thế, việc tích hợp nhiều đơn vị vận chuyển trên Shopee còn cho khách hàng nhiều lựa chọn về chi phí và thời gian vận chuyển.

Về chi phí vận chuyển, khi bán hàng trên Facebook thì loại phí này là một khách hàng phải chịu, hai là người bán phải chịu. Còn khi bán hàng trên Shopee, khách hàng là người thanh toán phí vận chuyển. Nhưng các sàn TMĐT như Shopee thường sẽ hỗ trợ cước vận chuyển cho khách hàng.

Ngoài ra, Shopee còn hỗ trợ miễn phí chuyển hoàn/trả hàng. Nếu bạn từng bán hàng trên Facebook và phải chịu tỷ lệ “bom hàng” cao thì mới thấy ưu đãi miễn cước chuyển hoàn của Shopee là tuyệt vời thế nào.

4. Sau bán hàng

Chỉ số tiếp cận tự nhiên, mức độ tương tác của khách hàng sau khi mua sản phẩm trên Facebook cá nhân, trên Fanpage đang ngày càng giảm.

Trước đây, tỷ lệ này là khoảng 10-12%, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 1-3%, hoặc thậm chí thấp hơn nữa. Ngay cả một tính năng rất hot là livetream cũng đang gặp tình trạng ít người xem hơn trước. Bạn kỳ công viết status, đăng bài nhằm thông báo cho khách hàng về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi…, nhưng lại có rất ít người nhận được thông báo này, dẫn đến việc kết nối với khách hàng sau bán dần bị hạn chế.

Ngược lại, mức độ tương tác của shop với khách hàng trên sàn Shopee liên tục tăng do các trải nghiệm mua – bán trên sàn được tích hợp với tính năng đăng tin (story), đăng News feed, Livestream bán hàng – tặng quà, gửi thông báo trực tiếp trên ứng dụng điện thoại về việc tặng mã giảm giá, chương trình khuyến mại….

Kết

Nếu bạn đã có nền tảng tốt trên Facebook rồi thì nên triển khai đa kênh trên sàn TMĐT. Còn nếu bạn chưa có nền tảng tốt, hãy lựa chọn sàn Shopee, Lazada để bắt đầu. Khi nào ổn định thì hãy đẩy mạnh trên các trang mạng xã hội khác.

>>> Trọn bộ Shopee/Lazada template có sẵn cho bạn trang trí shop

>>> Video hướng dẫn tự thiết kế mẫu template trang trí Shopee/Lazada

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo